Cách nào gia tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ?
Cách nào gia tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ?
Tăng giá trị cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Muốn đột phá phải bắt đầu từ mẫu mã, bao bìXúc tiến, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội tại thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) |
Việt Nam hiện có hơn 2.000 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận với nhiều lĩnh vực khác nhau như: mây tre đan, thêu dệt, gốm sứ, đúc đồng, khảm, trạm bạc, gỗ mỹ nghệ. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 3,5 tỷ USD, mỗi năm. Doanh thu của các làng nghề hiện nay đạt khoảng 75 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động.
Cách nào gia tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ? |
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhận định, với quy mô thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu đạt 752,2 tỷ USD và được kỳ vọng tăng 10% mỗi năm, đạt khoảng 1.296,6 tỷ USD vào năm 2028, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để có thị trường mới, thu nhập mới, chia sẻ thêm những giá trị về môi trường, văn hóa, đặc sắc của Việt Nam cho người tiêu dùng toàn cầu.
Chia sẻ về góc nhìn của Come Home (thương hiệu cung cấp giải pháp trang trí nội thất cho phong cách sống hiện đại của người Việt thuộc Tập đoàn Central Retail Việt Nam) trong việc phát triển các làng nghề thủ công tại Việt Nam, bà Inga Toal - Quản lí phòng trưng bày hàng hoá của Thương hiệu Come Home – cho biết: “76% sản phẩm nội thất của chúng tôi được thiết kế và sản xuất ngay tại Việt Nam. Điều này không chỉ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần khuyến khích phát triển các kỹ năng trong giới nghệ nhân tài năng của Việt Nam”.
Đánh giá cao sụ chuyên nghiệp và chất lượng của các nhà cung cấp Việt Nam, theo bà Inga Toal, chính sự tận tâm của họ đã giúp chúng tôi luôn đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm. Chúng tôi luôn coi họ là đối tác chiến luợc trong hành trình kinh doanh của mình, và chuyên môn của họ cũng phần nào góp phần định hình thương hiệu của chúng tôi.
Xu hướng tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được nhận định đạt bình quân 8%/năm. Tuy nhiên, các làng nghề nói chung và ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về áp dụng khoa học kỹ thuật; thiếu lao động trẻ có trình độ tại các làng nghề không nhiều; một số kỹ thuật truyền thống tinh xảo nguy cơ mai một bị thất truyền; không có sự liên kết giữa các làng nghề; thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ...
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh - Làng mây tre đan Phú Vinh (Hà Nội) - chia sẻ, nhiều nghề thủ công đang dần mất đi và “mai một” cần được khôi phục và phát triển. Ông Tĩnh cũng đề xuất xây dựng cơ chế chính sách cho các nghệ nhân thợ giỏi vì họ là những người đang âm thầm giữ nghề giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, định hướng và hỗ trợ cho các làng nghề phát triển du lịch.
Theo bà Toal mặc dù các nghệ nhân làng nghề, công xưởng của Việt Nam có chuyên môn tốt và sự chuyên nghiệp cao nhưng cần có một chiến lược marketing tốt hơn để đưa các sản phẩm của làng nghề Việt Nam ra thế giới và tiếp cận gần gũi hơn tới người tiêu dùng.
Còn theo GS Claus - Trường Thiết kế, Đại học Lund, Thụy Điển - cho rằng, quá trình số hóa và áp dụng công nghệ mới là xu hướng quan trọng trong sản xuất tại làng nghề giúp bảo tồn, duy trì truyền thống và di sản làng nghề và tạo sự kết nối giữa truyền thống, di sản đó và thế hệ trẻ.
Ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) - nhận định, xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thay đổi, đòi hỏi quy trình sản xuất phải minh bạch, rõ ràng từ vùng nguyên liệu đến cả quá trình làm ra sản phẩm.
Cũng theo ông Lê Bá Ngọc nếu chúng ta đầu tư vào phát triển hệ thống thiết kế một cách bài bản cho ngành thủ công ở Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu cho ngành không chỉ dừng lại con số hơn 3 tỷ USD như hiện nay mà có thể sớm đạt được tốc độ tăng trưởng không dưới 30% hằng năm và đạt con số 10 tỷ USD đến năm 2030.
"Có thể nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm làng nghề thông qua thiết kế đẹp hơn, áp dụng công nghệ thông tin giúp sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhiều thông điệp hơn về giá trị nhân văn và giá trị văn hóa", ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn chia sẻ và cho biết, "tích hợp đa giá trị" là một trong những cụm từ khóa của Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, câu chuyện làng nghề ngày càng quan trọng vì tại đây không chỉ có sản phẩm thô được bán ra mà còn có những sản phẩm trải qua sơ chế, chế biến, những sản phẩm trải qua bàn tay tài hoa của thợ thủ công, kết tinh giá trị về văn hóa, truyền thống, môi trường của các làng nghề.
“Thế giới ngày càng đề cao các giá trị truyền thống, tính chân thực và nghề thủ công. Khách hàng của Come Home ngày càng ưa chuộng các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam”, bà Inga Toal chia sẻ và cho hay, chúng tôi tin rằng các làng nghề thủ công tại Việt Nam chứa đựng một kho báu vô giá của truyền thống và nghệ thuật thủ công. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhãn hàng, nhà cung cấp, làng nghề của Việt Nam để mang đến kệ bán nhiều sản phẩm hơn nữa trong năm sau và kết nối người tiêu dùng tới nhiều sản phẩm làng nghề Việt Nam hơn nữa.
Tag:
-
Online:10
-
Today:118
-
Past 24h:192
-
All:17279009